Gan bị virus viêm gan tấn công sẽ không thể đảm bảo chức năng gan được nguyên vẹn như ban đầu.
Chính vì vậy, người bệnh cần đến những giải pháp tăng cường chức năng gan, để bảo vệ lá gan khỏi sự tấn công của virus.
Dưới đây là một vài phương pháp giúp tăng cường chức năng gan cho người bị viêm gan mà bạn có thể tham khảo:
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
Tăng cường rau xanh là một trong những cách giúp tăng cường chức năng gan cho người bị viêm gan. Chính vì vậy, người bệnh cần ăn ít nhất 2 phần rau xanh mỗi ngày. Kết hợp với việc sử dụng súp lơ xanh hay tỏi, hành là những rau củ có chứa chất lưu huỳnh sulfuro đây là một hợp chất rất cần thiết để tăng cường khả năng giải độc của gan.
Người bệnh viêm gan cần đảm bảo phải ăn uống đầy đủ những loại khoáng chất để tăng cường chức năng gan như: canxi, magie, natri, sắt, kẽm, đồng, kali, selen, mangan, bởi khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng gan cho người bệnh viêm gan. Tuy nhiên, người bệnh viêm gan cần phải sử dụng các khoáng chất một cách cân bằng, không nên quá lạm dụng dễ gây phản ứng ngược lại.
Trong thời gian mắc bệnh, cảm giác ăn uống sẽ không ngon miệng và một số người bệnh còn thấy buồn nôn hay nôn rất nhiều, khiến cho cơ thể không đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Do đó, để đảm bảo và cân bằng các khoáng chất và vitamin cho cơ thể, người bệnh viêm gan có thể sử dụng vitamin tổng hợp như A, D, E, K tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tập luyện thể dục thể thao
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần đi kèm với một chế độ luyện tập đều đặn. Luyện tập thể thao không chỉ giúp giảm cân, mà nó còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, củng cố hệ miễn dịch cho người bệnh viêm gan. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có thể lựa chọn những bộ môn thể thao phù hợp như: bơi lội, yoga, thiền, đi bộ, dưỡng sinh,… Cần chú ý rằng, việc luyện tập phải phù hợp với sức khỏe, không nên lựa chọn những bộ môn tổn hao nhiều sức và vượt quá sức chịu đựng của bản thân.
Giảm tải cho lá gan
Không sử dụng rượu bia, không dùng thuốc vô tội vạ, không hút t.huốc l.á, không ăn nhiều dầu mỡ…; đó là những việc mà người bị viêm gan cần làm để tăng cường chức năng gan, không khiến gan phải hoạt động quá tải hơn và trở nên yếu hơn.
Những loại virus viêm gan nào có thể lây truyền qua đường tiêu hóa?
Theo Hội gan mật Việt Nam, hiện nay đã ghi nhận 6 loại virus gây viêm gan và được đặt tên lần lượt là virus A, B, C, D, E, G.
Hầu hết các virus trên đều gây viêm gan cấp tính nhưng viêm gan do virus A và E thường tự khỏi, còn viêm gan do virus B, C, D có thể diễn tiến kéo dài thành viêm gan mạn tính, rồi dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
Ngoài ra, một số loại virus khác cũng có thể gây viêm gan, ví dụ như Cytomegalovirus (CMV), virus Herpes, virus Epstein-Barr… nhưng ảnh hưởng của các loại virus này đối với gan thường không nghiêm trọng và ít gặp nên ít được nhắc đến.
Con đường lây truyền của virus viêm gan rất đa dạng. Trong đó, các virus viêm gan có thể lây truyền qua đường ăn uống bao gồm virus viêm gan A và E.
Virus viêm gan A chủ yếu lây lan qua đường miệng do những đồ ăn thức uống bị nhiễm virus viêm gan A. Loại virus này tồn tại trong đường ruột, thải ra ngoài qua phân người bệnh. Thức ăn, nước uống, vật dụng, hoặc tay người tiếp xúc với virus viêm gan A sẽ trở thành nguồn lây nhiễm.
Bệnh viêm gan A làm tổn thương tế bào biểu mô gan và suy giảm chức năng gan. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân t.ử v.ong do suy gan cấp tính. Bệnh viêm gan A hoàn toàn có thể được điều trị khỏi sau 2-4 tuần.
Virus viêm gan E cũng là loại virus lây qua đường tiêu hóa nhưng chủ yếu là do các nguồn nước bị nhiễm virus viêm gan E. Độ t.uổi dễ bị lây bệnh nhất là từ 15 đến 40 t.uổi, người đang mang thai, nhất là vào 3 tháng cuối cùng là đối tượng cần cảnh giác nhất. Trong các trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể lây qua m.áu, từ mẹ sang con; bệnh cũng có thể dẫn đến viêm gan tối cấp gây t.ử v.ong, thường gặp với phụ nữ mang thai.