Liên tiếp những vụ việc liên quan đến tai nạn điện giật trong thời gian gần đây như một lời cảnh báo, nhắc nhở tới các cha mẹ đang có con nhỏ.
Mới đây, trên trang chủ của Kapuso Mo, Jessica Soho – một chương trình truyền hình của Philippines đã đưa tin về một sự việc liên quan đến tai nạn điện giật ở t.rẻ e.m tại quốc gia này. Hình ảnh một b.é g.ái với bàn tay thâm đen sau khi phích cắm điện phát nổ khiến nhiều người vô cùng đau xót.
Sự việc cụ thể như sau:
” Trong khi tôi đang làm việc thì bỗng nghe thấy tiếng la hét của con gái. Quá hoảng sợ, tôi liền chạy đến để xem chuyện gì đã xảy ra thì thấy con bé đang khóc.
“Mẹ ơi con bị điện giật!”.
Sau khi kiểm tra, tôi phát hiện thấy phích cắm điện đã phát nổ. Mức nhiệt rất nóng khiến bàn tay con bé không thể cử động được nữa.
Chúng tôi đã ngay lập tức đưa con bé đến bệnh viện để kiểm tra. Chuyện gì đã xảy ra với con tôi, nó như một cơn ác mộng. Thật đáng sợ!
Vì vậy, tôi nghĩ tôi sẽ đăng những gì đã xảy ra cho nhận thức của một phụ huynh hoặc người giám hộ khác.”
Sự việc ngay sau đó đã thu hút hàng trăm nghìn lượt tương tác cùng hàng chục nghìn bình luận và chia sẻ.
Phích cắm điện sau khi phát nổ.
B.é g.ái với đôi bàn tay bị sưng phồng, thâm đen, thậm chí không thể cử động được sau khi bị điện giật.
Nhiều người bày tỏ sự thương xót với b.é g.ái, đồng thời nhắc nhở các bậc phụ huynh cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trong vấn đề này.
“Hãy cẩn thận với bọn trẻ, đừng nghĩ rằng chúng sẽ không làm điều đó vì bọn trẻ rất nghịch ngợm và hiếu động. Chúng ta sẽ khó mà lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra.”
“Luôn để mắt tới các bé. Hãy luôn nhắc các bé đừng bao giờ lại gần ổ điện.”
Điều đáng nói là đã có rất nhiều người cho biết bản thân cũng đã từng gặp tình cảnh tương tự, thậm chí vết sẹo của chúng gây ra để lại nghiêm trọng đến nhiều năm về sau, ảnh hưởng không nhỏ để đời sống tinh thần và sức khỏe của họ.
Cha mẹ nên biết rằng, điện giật là một tai nạn rất dễ gặp phải với t.rẻ e.m trong gia đình. Để phòng tránh các trường hợp này xảy ra, cha mẹ nên che tất cả các ổ cắm bằng nút bịt ổ điện. Ngoài ra nên thường xuyên kiểm tra dây điện của các thiết bị điện trong nhà vẫn còn nguyên vẹn, không bị đứt hay hở dây. Đồng thời đặt các thiết bị điện xa tầm tay của trẻ và thường xuyên giám sát cũng như nhắc nhở trẻ kĩ càng khi con đang chơi trong khu vực tiềm ẩn các mối nguy hiểm về điện.
Những lầm tưởng về đường
Qua nhiều thế kỷ, chất tạo ngọt dạng tinh thể này đã trở nên phổ biến trong các sản phẩm đồ ăn nhẹ, đồ uống. Nó cũng là một trong những thực phẩm gây khá nhiều tranh cãi…
Đường gây ra bệnh tiểu đường?
Một lầm tưởng tương đối phổ biến là đường trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không có mối liên kết trực tiếp giữa 2 điều này. Sự nhầm lẫn này có thể đã nảy sinh do có một mối liên hệ nội tại giữa lượng đường trong m.áu và bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, cơ chế của bệnh tiểu đường phức tạp hơn một chút. Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2 và tiêu thụ nhiều đường làm tăng khả năng bị thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Đối với bệnh tiểu đường type 1, các yếu tố về chế độ ăn uống và lối sống không đóng một vai trò nào trong việc phát triển bệnh.
Đường khiến trẻ hiếu động
Đây có lẽ là lầm tưởng phổ biến nhất liên quan đến đường: Ăn kẹo khiến t.rẻ e.m hiếu động. Trên thực tế, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đường làm đại đa số t.rẻ e.m tăng động.
Một phân tích tổng hợp năm 1995 trong JAMA đã kết hợp dữ liệu từ 23 thí nghiệm trên 16 bài báo khoa học, kết luận: Đường (chủ yếu là đường sucrose) không ảnh hưởng đến hành vi hoặc hoạt động nhận thức của t.rẻ e.m.
Phải loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống
Tiêu thụ lượng đường dư thừa có hại cho sức khỏe, việc giảm ăn đường là điều hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải loại bỏ nó hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống.
Trái cây có chứa đường và chúng có lợi cho sức khỏe do có chứa nhiều vitamin, chất xơ… vì vậy việc cắt giảm nó khỏi chế độ ăn sẽ phản tác dụng.
Cũng như mọi thứ khác trong cuộc sống, chúng ta cần phải ăn đường một cách điều độ. Tuy vậy, đồ uống có đường, chẳng hạn như soda gây ra một số hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe, bao gồm tổn thương thận, lão hóa tế bào, gãy xương hông, béo phì, tiểu đường type 2… Vì vậy, cắt hoàn toàn các đồ uống này khỏi chế độ ăn uống chắc chắn không phải là một ý tưởng tồi.
Đường gây ung thư
Bất chấp những tin đồn, hầu hết các chuyên gia không tin rằng đường trực tiếp gây ung thư hoặc thúc đẩy sự lây lan của nó.
Tế bào ung thư phân chia nhanh chóng, có nghĩa là chúng cần rất nhiều năng lượng, mà đường có thể cung cấp năng lượng. Đây có lẽ là gốc rễ của lầm tưởng này.
Tuy nhiên, tất cả các tế bào đều cần đường và tế bào ung thư cũng cần các chất dinh dưỡng khác để tồn tại, chẳng hạn như axit amin và chất béo, vì vậy đường không phải là điều kiện đủ.
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh: Không có bằng chứng nào cho thấy việc thực hiện chế độ ăn không đường làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc tăng cơ hội sống sót nếu bạn được chẩn đoán. Đối với bệnh tiểu đường, đây là một câu chuyện khác – ăn nhiều đường gây tăng cân, mà thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ ung thư.
Như vậy, đường là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi. Chỉ trong năm 2020, từ khóa “sức khỏe và đường” mang lại hơn 78.000 kết quả trên Google Học thuật. Cũng như bất kỳ chủ đề khoa học nào, có khá nhiều bất đồng về tác động của đường đối với sức khỏe.
Mặc dù có một số hiểu lầm xung quanh đường, nhưng có một số điều chắc chắn: Mặc dù nó có thể không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường hoặc ung thư, nhưng ăn nhiều đường sẽ không có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy, cần ăn đường một cách điều độ.